Góc ẩm thực

Góc ẩm thực

Góc ẩm thực

Góc ẩm thực

NƯỚC CHẤM ĂN CHAY - LINH HỒN CỦA BỮA CƠM CHAY VIỆT

     Người Việt rất giỏi dùng nước mắm trong đó có nước mắm dùng cho người ăn chay. Họ dùng nó trong gần như hầu hết các món ăn, với các cách chế biến khác nhau, linh hoạt, bất kể là chiên, xào, nấu canh, gỏi hay thậm chí là chấm ăn không với đủ mọi thứ.

Nước mắm ( nước chấm linh chi chay ) khá “dễ tính” khi có thể kết hợp được với nhiều gia vị khác nhau từ  ớt, đến sả, gừng, me… và cũng dẫn đến hàng trăm cách pha chế khác nhau. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là chén mắm chanh ớt xuất hiện hàng ngày trong bữa ăn của người trường chay.

     Thân thuộc là bởi nguyên liệu đến từ những thứ có sẵn. Công thức lại giản đơn, thường là cho ớt vào cối hoặc chén giã thật nhuyễn. Giã xong cho đường và bột ngọt tùy nêm nếm, rồi mới cho nước mắm chay vào, sau đó nặn thêm vài lát chanh cho vừa vị. Vài bà nội trợ thì thích vắt chanh trước, vì cho rằng nước chanh làm “chín” hỗn hợp ớt, rồi mới đổ nước mắm vào.

     Dù thế nào, bốn vị chua, cay, mặn, ngọt khi kết hợp trong chén mắm chanh ớt vẫn thật diệu kì. Gần như ăn với món nào cũng được. Trời mưa lành lạnh mà có món thịt ba rọi cuộn bánh tráng chấm mắm thì còn gì bằng, nói theo dân gian là “bá cháy bọ chét”. Lâu lâu nhớ hương vị Hà Nội lại tìm đến tiệm bún chả chay. Khó mà tưởng tưởng đặc sản nem rán chay hay cơm chaymà thiếu đi loại nước chấm này. Hay thậm chí không cần cầu kì gì, những bữa cơm vội chỉ cần cơm trắng, nước mắm linh chi chay, chẳng cần pha chế vẫn ngon như thường.

       

       Mark Lowerson, chuyên gia ẩm thực người Úc, khi đề cập đến sự phong phú, đa dạng và tinh tế của các loại nước chấm Việt Nam đã từng viết rằng: “Tôi không rõ liệu có nền ẩm thực nào khác trên thế giới có được đặc trưng nổi bật về các loại nước chấm như tại xứ sở này…!”. Vì thế, việc “hướng dẫn” người khác pha nước chấm là một việc vô cùng khó khăn, bởi sự “vừa miệng” của nước chấm còn tùy thuộc vào quan niệm, thói quen nêm nếm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi một vùng miền.

      Nhắc đến sự cân bằng, không thể không bàn đôi chút về văn hóa quanh chén nước mắm chanh ớt. Không chỉ dừng lại ở một thức chấm mà với người Việt xưa, nước mắm còn trọn ý nghĩa văn hóa, lễ nghi. Người Việt nói riêng, hay người phương Đông nói chung đặc biệt tin vào thuyết âm dương – ngũ hành. Vạn nhất đều phải hài hòa âm dương, cân đối ngũ hành, mới là đẹp, là tốt. Và một trong những đại diện xuất sắc nhất về sự kết hợp hài hòa gia vị theo thuyết ngũ hành đến từ chén nước mắm chấm chua ngọt.  Đó là vị mặn (Thủy) của nước mắm, đắng (Hỏa) của vỏ chanh, chua (Mộc) của nước chanh, ớt hòa quyện lại trong chén đất hoặc sứ (Thổ) trở nên đậm đà.

      Người dân ta trọng lễ nghĩa, chén nước mắm chay lại có thêm vai trò quan trọng cho người ăn chay. Trong mâm cơm, nước mắm thường đặt chính giữa, mọi người cùng dùng chung. Đó chính là tính chất cộng đồng và chia sẻ ngọt bùi truyền thống của người Việt ăn chay. Người ăn chay có cơm là phải có nước mắm chay và ngược lại, được cho là sự thủy chung cho người trường chay.